Văn Mẫu Lớp 12: Phân tích tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao

Đề bài: Phân tích tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao

Bài làm

Nhà văn Nam Cao là một nhà văn có nhiều suy nghĩ trăn trở về ngòi bút của mình. Ông coi văn chương không phải là nghề nghiệp bình thường mà là một việc làm nghiêm túc. Mỗi câu chữ mình viết ra có thể ảnh hưởng tới nhiều người khác, thể hiện quan điểm sống của người cầm bút trước thời cuộc.

Tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao thể hiện quan điểm sống, cái nhìn nhân sinh quan của tác giả trước thời thế, thể hiện cái nhìn của nhà văn trong sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đôi mắt được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao lúc bấy giờ, nó thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả.

Ngay từ nhan đề của tác phẩm, người đọc đã cảm thấy ấn tượng, bởi đôi mắt chính là “Cửa sổ của tâm hồn” đôi mắt nhìn đời, nhìn người nhìn cuộc sống. Nó nói lên thái độ sống của một con người.

Đôi mắt được xem là “Tuyên ngôn nghệ thuật” của nhiều nhà văn trong những năm chống Pháp bởi thông qua đôi mắt con người ta có thể thấy được thái độ sống của nhà văn đó với cách mạng, với cuộc kháng chiến đó như thế nào.

Trong tác phẩm “Đôi mắt” của mình Nam Cao đề ra những bất cập những vấn đề bức xúc còn tồn tại trong giới văn chương lúc bấy giờ đó là quan điểm nhân sinh, quan điểm nhìn đời nhìn người của những con người cầm bút trước cuộc sống khốn khổ của đồng bào nhân dân lao động, trước tình hình đất nước lâm nguy.

Phân tích tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao

đôi mắt của nam cao

Trong khi cả nước đang hừng hực khí thế đấu tranh đòi quyền sống quyền sinh tồn, độc lập của cả dân tộc thì có một bộ phận không nhỏ nhà văn lại sống xa hoa, hưởng lạc, cầm bút quay lưng lại với đồng bào mình, với đồng nghiệp của mình. Thể hiện cái nhìn vô trách nhiệm, lối sống ích kỷ…

Nó thể hiện thái độ chính trị của mỗi nhà văn trong cuộc chiến đấu sinh tử này, vấn đề cách mạng, nghiệp về dân tộc hay nghiêng về phe phi nghĩa , thái độ tham gia cách mạng hay thờ ơ, không quan tâm tới dân tộc quê hương của mình.

Tác giả Nam Cao đặt ra vấn đề này vào thời điểm đó là vì thời điểm này vô cùng nhạy cảm. Sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, nhiều người dân đã giác ngộ đi theo cách mạng đứng dưới ngọn cờ chỉ đường của Đảng của xã hội chủ nghĩa. Nhưng một số khác vẫn đang hoang mang, dò dẫm tìm phương hướng không biết nên nghiêng về phía nào. Chính vì vậy, tác phẩm

“Đôi mắt” ra đời sẽ giúp cho những người con đang hoang mang, chưa tìm thấy lối đi cho mình có thêm ý chí nghị lực để đi theo tiếng gọi của tổ quốc.

Trong tầng lớp văn chương lúc đó cũng có nhiều người hoài nghi, đang do dự với sự thành công của cuộc kháng chiến của dân tộc mình. Họ lo lắng tầng lớp cách mạng sẽ bị thua cuộc trước thế lực thù địch vững mạnh, vũ khí tối tân hiện đại. Khi cây bút họ cầm trong tay không vững không thể hiện niềm tin sắt đá, thì làm sao có thể thành công, có thể kêu gọi đồng bào nhân dân đứng lên cứu nước giải phóng dân tộc khỏi kiếp nô lệ.

Phân tích tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao

Nam Cao muốn dùng ngòi bút của mình để làm đòn xoay chế độ, kêu gọi người dân dũng cảm đứng lên thể hiện cái nhìn ý chí sắt đá của mình khi đã rõ con đường phải đi chỉ có một đó chính là con đường theo cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng cộng sản dù thịt nát xương tan cũng không từ nan.

Tác giả Nam Cao đã giúp cho những người con đang phân vân do dự đó, tìm thấy chỗ đứng riêng cho mình trong cuộc chiến đấu có ý nghĩa lịch sử của dân tộc. Giúp cho những nhà văn giải tỏa hết những băn khoăn lo lắng của mình, để ngòi bút của họ trở nên sắc nét , vững mạnh hơn.

Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong tác phẩm “Đôi mắt” không chỉ giải tỏa những bức xúc lúc đó mà còn giải quyết vấn đề cốt lõi sinh tử của giới văn nghệ sĩ “Thế giới quan quyết định sáng tác nghệ thuật” quan điểm “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh”

Trong tác phẩm nghệ thuật của mình, trong Đôi mắt hai nhà văn Độ và Hoàng thể hiện hai cái nhìn về thời cuộc về cuộc đời vô cùng khác nhau. Trong khi Độ tràn đầy nhiệt huyết với thời cuộc, anh có một tâm thế hòa mình, sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng hy sinh cho dân tộc.

Một cái nhìn đầy tích cực. Thì nhân vật Hoàng lại sống ngược lại, thể hiện cái nhìn tiêu cực, xa cách quần chúng, xa cách thời cuộc thậm chí anh còn dùng cây bút của mình để hãm hại anh em đồng giới chỉ vì ngứa mắt với thái độ sống tích cực của họ.

Hoàng sống sa hoa, kín cổng cao tường cách biệt với những người dân lao động nghèo khổ. Trong khi cả nước đang thiếu đói người dân chết như ngả rạ trong nạn đói năm 1945 thì Hoàng vẫn sống màn tuyn trắng, uống trà hoa cúc, hoa sen, ăn mía nướng…

Cuộc sống khá là thanh cảnh, sa hoa, tránh xa thời cuộc. Hoàng đạp lên dư luận để sống dù anh biết giới văn sĩ Hà Nội chửi anh nhiều lắm nhưng anh không quan tâm, mà vẫn thản nhiên sống bỏ mặc đời, chỉ sống cho riêng mình.

Thái độ sống lập trường quan điểm quyết định đôi mắt của con người. Đôi mắt của Hoàng là đôi mắt của người ngoài cuộc, anh cảm thấy khó chịu khi cán bộ địa phương thắc mắc vợ anh không đệm chữ ” thị” trong tên họ của mình. Anh coi thường họ thiếu văn hóa, nhưng Hoàng không nhìn thấy sự anh dũng quả cảm của họ trong đấu tranh, trong công cuộc bảo vệ xã hội, bảo vệ quê hương đất nước trước giặc ngoại xâm.

Một người như Hoàng làm sao thấy được vẻ đẹp từ tâm hồn những con người nghèo khổ, quê kệch kia, anh chỉ sống coi trọng vẻ bề ngoài, coi trong lối sống hưởng thụ cho riêng mình thì chẳng bao giờ chạm tới tâm hồn thánh thiện của họ.

Đôi mắt thật sự là một Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao dành cho lớp văn nghệ sĩ trong những năm đầu khi Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến sau cách mạng tháng 8/1945 thành công.

Các em có thể xem nhiều bài văn mẫu hay trong chương trình lớp 12 tại đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *