Đề tài: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Đôi mắt
Bài làm
Nam Cao là một nhà văn tên tuổi của nền văn học Việt Nam trong những năm trước và sau giai đoạn cách mạng tháng 8/1945. Trong mỗi tác phẩm của mình ông đều xoay quanh những số phận người nông dân nghèo khổ, hoặc những người trí thức tiểu tư sản.
Nam Cao là một nhà văn có tâm và có tầm. Ông luôn băn khoăn với mỗi câu chữ mà mình viết ra, điều mà tác giả muốn đó chính là những tác phẩm có giá trị nhân văn cao đẹp, hướng tới cái Chân Thiện Mỹ trong cuộc sống, chứ không phải viết ra những tác phẩm bừa bãi, mua vui cho thiên hạ.
Trong tác phẩm “Đôi mắt” của mình thể hiện tuyên ngôn trong nghệ thuật của tác giả. Nó thể thái độ sống, cái nhìn nhân sinh quan của người cầm bút trước thời cuộc, trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Truyện ngắn được tác giả Nam Cao sáng tác năm 1948 khi đất nước ta vừa trải qua một giai đoạn lịch sử quan trọng đánh dấu sự thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945 đánh đuổi phát xít Nhật thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giai đoạn này cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ác liệt cam go.
đôi mắt của Nam Cao
Tác phẩm “Đôi mắt thể hiện thái độ cách mạng của người cầm bút, có hòa mình vào cuộc chiến đấu của cả dân tộc hay không, hay thờ ơ đứng ngoài cuộc.
Trong tác phẩm Đôi mắt Nam Cao đã vô cùng thành công khi xây dựng hình ảnh nhân vật có quan điểm sống, thái độ chính trị hoàn toàn khác nhau giữa một bên là Độ và một bên là Hoàng.
Độ là người có tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng hòa mình vào cuộc chiến của cả dân tộc, anh đau với niềm đau chung của đồng bào đồng chí. Anh tin tưởng vào sự thành công, sự toàn thắng của con đường cách mạng mà Đảng và nhà nước đang kêu gọi. Chính vì vậy, Độ không nề hà tham gia những phong trào tuyên truyền, xung kích.
Trong khi Độ thay đổi mình chuyển hướng với sự phát triển của cả dân tộc thì Hoàng cũng là một nhà văn, nhưng anh ta đồng thời là tay chợ đen tài tình. Chính lối sống của một tay chợ búa, đã nhiễm vào Hoàng ăn sâu bám rễ làm cho Hoàng trở nên xấu tính.
Anh thường ghen ghét đố kỵ với những anh giỏi hơn mình, thường xuyên đá đểu người khác trên mặt báo hoặc trong những bài viết của mình vì thói ích kỷ không muốn ai hơn mình, dù rằng người ta chẳng động gì tới anh.
Sau khi cách mạng tháng 8 xảy ra, Hoàng đưa vợ con tản cư từ Hà Nội về vùng kinh tế mới, thoát ly khỏi cuộc sống thành phố để về nông thôn, nhưng Hoàng sống tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Hoàng không tham gia lao động sản xuất, lúc nào trong nhà cũng đóng cửa im ỉm, có nuôi con chó béc giê, để trông nhà. Anh coi thường những người nông dân lao động nhìn họ bằng ánh mắt khinh miệt, coi thường cho họ là tầng lớp dưới không có học thức.
Trong khi cả nước đang nghèo đói khốn khổ vì nạn đói năm 1945 đã cướp đi mạng sống của 2 triệu đồng bào ta. Người người nhà nhà nghèo khổ, sống cảnh bần hàn khó khăn nhưng vẫn hay say lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất để nuôi các chiến sĩ trong chiến trường, thì Hoàng lại sống an nhàn sung sướng. Một lối sống hưởng thụ ăn trắng mặc trơn, thể hiện chủ nghĩa cá nhân cái tôi của Hoàng vô cùng lớn.
Hoàng có vẻ ngoài béo tốt, hai bàn tay múp míp, to tướng không giống bàn tay của người cầm bút chút nào. Hoàng đi lại bệ vệ, khệnh khạng của một người thừa chất đạm, mỡ trong máu…
Dù sống ở nông thôn nhưng Hoàng không hề thay đổi mình để phù hợp với hoàn cảnh mà vẫn sống lối sống hưởng thụ ngủ màn tuyn trắng, uống trà hoa nhài hoa cúc, ăn mía lùi nướng, cơm nước tinh tươm có thịt cá đầy đủ, nuôi chó béc giê giữ nhà. Hoàng có một cuộc sống khá xa hoa trong khi người dân nghèo đang phải lo chạy ăn từng bữa.
Về nông thôn cái gì Hoàng cũng chê bai, cho rằng người dân nghèo dốt nát, không có chí, cổ hủ, rồi thì những ông bà ngọng l và n nhưng làm lãnh đạo, rồi bắt vợ Hoàng tên phải có thị này thị nọ. Hoàng không nhìn ra sự chân thành chất phác của người nông dân hiền lành, ngay thẳng. Không nhìn thấy những lúc họ giết giặc đánh tây anh dũng như thế nào.
Con mắt của Hoàng là con mắt của sự hằn học, không có tư tưởng tiến bộ, không tích cực mọi thứ qua lăng kính của Hoàng là một màu tiêu cực u ám.
Hoàng thể hiện mình là người ích kỷ chỉ biết sống hưởng thụ cho riêng mình mà vô trách nhiệm với cuộc sống của những người khác, không có tinh thần dân tộc, . Hắn đứng ngoài cuộc sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nước nhà.
Trong khi Hoàng càng u mê tăm tối bao nhiêu thì nhân vật Độ thái thông minh sáng suốt bấy nhiêu. Anh biến đổi mình theo thời cuộc, hòa mình vào công chúng, thể hiện quan điểm sống đúng đắn của người có trách nhiệm với dân tộc đất nước, khi đất nước lâm nguy thì mỗi người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ
Truyện ngắn thể hiện sự thành công của nhà văn Nam Cao trong việc sáng tạo ra những nguồn cảm hứng chưa ai khơi, một đề tài vô cùng mới mẻ giàu tính nhân văn cao cả.
Thể hiện thái độ sống đúng đắn của tác giả trước thời cuộc. Đôi mắt đúng là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong thời kỳ bấy giờ.