Văn Mẫu Lớp 12: Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh

Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy qua các sáng tác của người

Đề bài: Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Chứng minh sự thể hiện quan điểm ấy qua các sáng tác của người

Bài làm

Tác giả Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng, chính trị lỗi lạc mà ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn của dân tộc. Mỗi tác phẩm của ông đều chứa đựng ý chí kiên cường, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước da diết mãnh liệt.

Trong tác phẩm của mình Hồ Chí Minh đều biến nó thành công cụ đắc lực phục vụ cho sự nghiệp chính trị, cách mạng của mình. Chính vì vậy, quan điểm sáng tác của người chính là văn chương cũng là một mặt trận và người cầm bút cũng là một chiến sĩ.

Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh

Con đường sự nghiệp mà người chọn chính là con đường cách mạng giải phóng dân tộc khỏi kiếp sống nô lệ lầm than, chính từ con đường đó nghệ thuật mà người hướng theo cũng từ đây mà ra. Xác định rõ được phương hướng cũng như tư tưởng của người chúng ta sẽ dễ dàng biết rõ quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh.

Trong quá trình tìm đường cứu nước của mình Hồ Chí Minh đã gặp được tư tưởng của Các Mác và Lê Nin hai con người đã làm nên thành công của cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại. Hai nhà cách mạng lỗi lạc.

Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh

quan điểm sáng tác

Về văn chương từ Vi hành tới bản Tuyên Ngôn Độc lập, còn đường dân Hồ Chí Minh tới chủ nghĩa Mác- Lê Nin ngày càng thân thiết. Trong bản kêu gọi toàn quốc kháng chiến người viết hoàn toàn theo yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn lịch sử, nhằm thể hiện sự cần kíp của cách mạng, mục đích phục vụ cách mạng.

Mục đích sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh đã vượt qua khỏi phạm trù dân tộc mang một ý nghĩa quan trọng cho giai cấp vô sản của toàn thế giới. Đứng về phe những con người bị bóc lột, mất quyền làm chủ quyền làm người của mình.

Trước đây, cụ Các Mác và Lê Nin đã là người vạch ra chân lý của con đường cách mạng là đứng về giai cấp vô sản đứng về công nhân và nông dân lao động nghèo khổ để làm nên chiến thắng vĩ đại, thì này Hồ Chí Minh là người học trò xuất sắc đã áp dụng chân lý đó tại cách mạng Việt Nam giải phóng quê hương thân yêu khỏi kiếp nô lệ lầm than.

Trong thơ ca của Hồ Chí Minh chúng ta có thể chia làm hai mảng lớn mảng cổ động kêu gọi mọi người đứng lên kháng chiến và mảng thơ trữ tình lãng mạn lấy cảm hướng bất ngờ.

Những bài thơ viết cho cách mạng trước và sau tháng 8/1945 người viết vô cùng giản dị mộc mạc dễ hiểu để cho quần chúng nhân dân dù là tầng lớp nghèo khổ không học hành nhiều cũng có thể đọc và hiểu được bởi dân nước ta lúc bấy giờ 85% là bị mù chữ.

Nêu tóm tắt quan điểm sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh

Sau khi cách mạng tháng 8 thành công thì Hồ Chí Minh đã cho mở rộng những lớp học bổ túc văn hóa, dạy cho người dân biết đọc biết viết nâng cao nhận thức của người dân lao động, nhờ đó thì những bài thơ của người cũng nâng cao hơn về cách diễn đạt

Những bài thơ tuyên truyền cổ động viết trước và sau Cách mạng tháng Mười viết cho quảng đại nhân dân để tuyên truyền các chủ trương đường lối cách mạng. Trước cách mạng hơn 85% dân ta còn mù chữ. Sau cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, chưa phải mọi người đã biết đọc, biết viết.

Trong những bài thơ chúc tết của Bác nhân dịp Tết đến xuân về ngoài việc chúc mọi người sức khỏe an khang, còn nhằm mục đích kêu gọi mọi người thực hiện nhiệm vụ mới.

Trong nguồn thơ cảm hứng trữ tình của Hồ Chí Minh chủ yếu viết bằng tiếng Hán. Trong đó, có tập thơ nổi tiếng là tập “Nhật ký trong tù” là tập thơ được Bác viết khi đang đi bị nhà tù Tưởng Giới Thạch bắt giam.
Tập thơ này được bác viết mong giảm đi nỗi nhớ quê hương, thể hiện tâm thế vững vàng không ngại khó ngại khổ của người. Tuy thân thể người trong lao nhưng tinh thần thì ngoài lao.

Các em có thể xem nhiều bài văn mẫu hay trong chương trình lớp 12 tại đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *