Đề bài: Bình giảng khổ thơ thứ 3 trong bài “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của Huy Cận
Bài làm
Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại của dân tộc Việt Nam. Tác giả đã để lại nhiều bài thơ hay tiêu biểu gây được ấn tượng trong lòng người đọc. Trong đó, bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách độc đáo của tác giả.
Thông qua những pho tượng đặt trong chùa Tây Phương, Huy Cận đã nêu lên những quan điểm về xã hội, thế giới quan xung quanh mình. Khổ thơ thứ ba là khổ thơ viết lên những đau khổ của nhân dân, mỗi người sống trong cuộc sống đều mang trong mình những suy tư, nỗi niềm riêng.
Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương chảy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.
Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lởn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
Tác giả Huy Cận đã vô cùng tinh tế để khai thác những suy nghĩ tâm tư tình cảm của con người, xã hội thông qua thế ngồi, dáng đứng của mỗi pho tượng. Trên những bức tượng tưởng như vô tri vô giác kia lại mang những suy nghĩ, đau khổ mặt con người, thể hiện sự chân thực trong từng pho tượng.
các vị la hán chùa tây phương
Khuôn mặt những pho tượng khi phải nhìn thấy những nỗi khổ ải của nhân gian, của những người dân ngày ngày cầu kinh niệm phật. Tai họ nghe nhiều, mắt họ thấy nhiều khiến cho những bức tượng bằng gỗ tuy không có trái tim, không có nhịp đập của sự sống như con người, nhưng lại đau đớn hơn cả con người.
Tượng không khóc nhưng cũng đổ mồ hôi, thể hiện sự vật vã, đau đớn tới tận cùng của những pho tượng phật khi phải nghe đủ chuyện đời, những hoàn cảnh éo le, trái ngang của những con người sống trong dân gian.
Những chúng sinh đau khổ đều góp mặt, hội tụ tại nơi đây dưới mái chùa ở vùng Tây Phương cực lạc này. Một cuộc hội ngộ vô cùng kỳ lạ, lý thú thể hiện sự cứu độ cứu nạn của những đấng tối cao thiêng liêng. Đây chính là nơi tụ họp của những vị phật tăng cứu chúng sinh thoát khỏi kiếp người ai oán, trần luân, của mình. Mỗi ngày những bức tượng phật này đều phải lắng nghe biết bao câu chuyện của con người,
Những câu thơ thể hiện sự tài tình, tinh tế trong quan sát của tác giả Huy Cận. Đồng thời, thể hiện sự khéo léo trong ngôn ngữ khi miêu tả những vị La Hán ở chùa Tây Phương. Một hình ảnh ẩn dụ sâu sắc để nói lên nỗi khổ của những con người trong nhân gian.
Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
Những câu thơ thể hiện sự khái quát vô cùng tinh tế của tác giả, chứa đựng những suy nghĩ, ý tưởng sâu sắc trong mỗi câu thơ.Nó chính là sự cảm thông đồng điệu của tâm hồn tác giả Huy Cận với những thế hệ ông cha ta đã trải qua những gian khổ trong cuộc sống.
Nó thể hiện sự băn khoăn khắc khoải của người xưa khi chưa tìm ra lối thoát cho quê hương, đất nước. Khát vọng giải thoát khỏi những khó khăn, nghèo khổ, khỏi những kìm kẹp bởi đói nghèo lạc hậu.
Những vị tượng phật đã tìm mọi cách để hỏi trời cao linh thiêng những câu hỏi lớn, không có lời đáp, tất cả đều im lặng khiến cho các vị mặt mày càng cau có, khó coi. Nỗi khổ ải trong nhân gian thì cũng không bao giờ có thể chấm dứt. Con người cứ sống tồn tại trong quy luật sinh tồn đó. Ai rồi cũng trải qua những giai đoạn của đời mình Sinh- Lão- Bệnh- Tử.
Những câu hỏi của các vị La Hán muốn cứu nhân độ thế, muốn phù độ chúng sinh thoát kiếp lầm thân. Nhưng đau đời có cứu được đời đâu, cho nên tất cả càng trở nên u ám hiu quạnh.
Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” thể hiện sự cảm động của Huy Cận với những gì cha ông ta ôm mộng, muốn làm việc lớn nhưng rơi vào bế tắc, bi kịch khắc nghiệt, đã kìm kẹp cuộc sống của họ.