Văn Mẫu Lớp 12: Bình giảng khổ thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ..”

Bình giảng khổ thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ..” trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên- Văn lớp 12

Đề bài: Bình giảng khổ thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ…” trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Bài làm

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

Bài thơ “Tiếng hát con tàu” là bài thơ thể hiện tâm thế ra đi xây dựng vùng kinh tế mới Tây Bắc của những người con trên quê hương Việt Nam. Tâm trạng hân hoan khi được trở lại vùng đất gắn bó một thủa, vùng đất có nhiều kỷ niệm, nuôi giấu bộ đội trong chiến tranh bom đạn ác liệt.

Bài thơ thể hiện tấm lòng thủy chung son sắc của người chiến sĩ cách mạng với người dân đã từng gắn bó với mình trong kháng chiến. Thể hiện tình cảm quân dân vô cùng thắm thiết.

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Khổ thơ thể hiện sự xúc động của người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ khi được gặp lại những người cha, người mẹ những người em gái nuôi không sinh thành ra họ, nhưng chở che chia sẻ cơm áo trong những ngày khó khăn vất vả, tình cảm ấy còn hơn cả ruột thịt.

Bình giảng khổ thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ..” trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

tiếng hát con tàu

Tác giả đã xưng “con” thể hiện sự thành kính của mình với vùng đất thiêng liêng đã cưu mang mình trong những ngày chiến tranh, những ngày giặc đến giặc lùng, được những người mẹ già, trưởng bản vùng đất Tây Bắc anh hùng nuôi giấu dưới hầm trú ẩn. Chính tình cảm chân thành, anh dũng của những người dân chân chất đó đã tạo nên sức mạnh to lớn để đất nước ta chiến thắng kẻ thù hùng mạnh.

Trong khổ thơ này tác giả Chế Lan Viên gợi nhắc lại những kỷ niệm cũ với giọng thơ thiết tha, thể hiện sự chung thủy sắc son của Chế Lan Viên với vùng đất Tây Bắc anh hùng. Với vùng đất chiến khu thủa nào.

Bằng danh xưng con này nhà thơ thể hiện tình cảm thắm thiết ruột thịt, như con cháu trong gia đình được gặp lại cha mẹ ông bà của mình.

Những câu thơ gợi lên cho người đọc những ấn tượng xúc động về một con người đi xa vùng quê thân yêu của mình lâu ngày nay được trở lại nơi xưa hạnh phúc dâng trào, cảm xúc nghẹn ngào niềm vui khôn tả.

Tác giả Chế Lan viên đã đánh thức trong lòng người đọc những tình cảm quân dân thắm thiết, tình cảm gắn bó sâu sắc gần gũi nhưng anh em, con cháu ruột thịt trong một gia đình vậy.
Ở những câu thơ sau thể hiện tình cảm gắn bó. Tác giả thể hiện sự so sánh vô cùng tinh tế độc đáo.

Cỏ đón giêng hai
Chim én gặp mùa
Trẻ thơ đói lòng gặp sữa .
Chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa

Còn gì vui hơn bằng việc chim én gặp mùa xuân được tung cánh bay lượn trên bầu trời ấm áp, được “đậu” mình, trên những bông hoa Đào, hoa Mơ khoe sắc thắm trong mùa xuân phơi phới, ngập tràn sắc xuân. Một bầu trời xanh mênh mông tự do bay lượn còn gì đẹp hơn, mừng vui hơn thế.

Bình giảng khổ thơ “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ..” trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Có gì hạnh phúc bằng một đứa trẻ đang đói khát, được ngậm bầu sữa mẹ mát trong, ngọt ngào tràn ngập yêu thương. Những so sánh thú vị của tác giả thể hiện sự mừng vui của người khi được trở lại vùng đất thân yêu, sự khát khao được gặp lại những con người và mảnh đất nơi đây là không gì có thể tả hết.

Những câu thơ gần gũi, hình tượng so sánh giản dị mang tính dân gian tác giả Chế Lan Viên khiến người đọc cảm nhận được sự sáng tạo mạnh mẽ của tác giả trong những câu thơ giản dị mộc mạc.

Khổ thơ này ngắn nhưng thể hiện sự độc đáo trong phong cách thơ của tác giả. Nó thể hiện sự vui mừng của người chiến sĩ cách mạng khi được trở lại vùng đất đã từng đóng quân xưa kia. Vùng đất đã đi qua chiến tranh bom đạn, nhưng nay được hồi sinh, xây dựng thành vùng kinh tế mới khang trang, to đẹp giàu mạnh.

Các em có thể xem nhiều bài văn mẫu hay trong chương trình lớp 12 tại đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *