Văn Mẫu Lớp 12: Bình giảng đoạn thơ mười và mười một trong Tiếng hát con Tàu

Đề bài: Bình giảng đoạn thơ mười và mười một trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Bài làm
Chế Lan Viên là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại dân tộc Việt Nam. Ông để lại nhiều tác phẩm hay gây được tiếng vang lớn, trong đó bài thơ “Tiếng hát con tàu” là một thành công tiêu biểu.

Bài thơ thể hiện khí thế của những con người khi phải lên những vùng sâu, vùng xa nơi địa đầu tổ quốc để xây dựng vùng kinh tế mới. Tiếng hát con tàu chính khí thế hào hùng của những con người lòng tràn đầy nhiệt huyết khát khao xây dựng lại đất nước sau chiến tranh hoang tàn

Bình giảng đoạn thơ mười và mười một trong Tiếng hát con Tàu

Trong đó, khổ thơ 10, 11 chính là những gì tinh túy của bài thơ “Tiếng hát con tàu” thể hiện tấm lòng tha thiết của người ra đi hướng tới mảnh đất Tây Bắc, nơi đã trải qua nhiều bom đạn, nơi có những chiến công hiển hách, có những kỷ niệm gắn bó với người chiến sĩ cách mạng một thời.

Nhớ bản sương giăng, nhớ con đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng chẳng lại yêu thương?
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Trong những năm dân tộc ta chìm trong khói lửa nhân dân Tây Bắc tiến hành nhiều cuộc đấu tranh để thể hiện tinh thần yêu nước, những người dân nơi đây đã đồng cam cộng khổ với những chiến sĩ cách mạng, nuôi giấu bộ đội, nhường cơm sẻ áo cho các chiến sĩ trong chiến tranh, tình cảm ấy làm sao có thể nào quên

Cho nên, khi đất nước sạch bóng quân thù khí thế xây dựng cuộc sống mới tràn ngập cờ hoa giữa thủ đô yêu thương những con người chiến sĩ xưa vẫn cảm thấy nhớ núi rừng Tây Bắc da diết, nỗi nhớ như những cuốn phim cứ kéo về làm nhức nhối trái tim người chiến sĩ thủa nào.

Bình giảng đoạn thơ mười và mười một trong Tiếng hát con Tàu

tiếng hát con tàu

Tác giả Chế Lan Viên phải gắn bó với vùng đất Tây Bắc nhiều lắm mới có thể viết lên những câu thơ giản dị, mộc mạc nhưng nhiều cảm xúc như vậy.

Những câu thơ thể hiện tình cảm quân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng gắn bó, thể hiện sự keo sơn của những con người cùng chung chí hướng chung một mục tiêu lý tưởng.

Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn

Khi ra đi những người chiến sĩ nhớ tất cả những gì nơi đây có bản làng vào buổi sáng nhưng lớp mây sương khói bao phủ che mặt người. Nhớ những bếp lửa đỏ than hồng nơi có những mế già, những người con gái ngày đêm lo nương rẫy, thêu thùa chăm sóc cho những chiến sĩ ngày đêm đánh trận đuổi quân thù.

Tác giả cảm thấy trái tim mình nặng trĩu những tâm tư tình cảm của sự nhớ nhung “Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương”. Những mảnh đất gắn bó như quê hương thứ hai tuy không phải là nơi chôn rau cắt rốn nhưng lại là nơi cứu sống cuộc đời anh, sinh ra anh một lần nữa.

Để rồi khi ra đi tác giả mới nghẹn ngào nhận ra rằng “đất đã hóa tâm hồn” đất và người Tây Bắc đã trở thành một phần máu thịt, trong cơ thể người chiến sĩ, là những gì thân thương nhung nhớ không thể nào quên.

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương

Tình yêu là một đề tài nguồn cảm hứng sáng tác của rất nhiều nhà thơ, nhưng Chế Lan Viên có cách nhìn khai thác đề tài này vô cùng hấp dẫn khác lạ. Nói về tình yêu, nói về anh và em để so sánh với tình yêu con người và nỗi nhớ nhung một vùng đất máu thịt, nhớ những kỷ niệm thân thuộc chẳng thể mờ phai.

Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thơ vô cùng độc đáo nhiều hình ảnh gợi hình để miêu tả về nỗi nhớ nhung trong lòng mình. Những từ anh và em thể hiện sự gắn bó giữa đất và người. Nỗi nhớ giữa người và đất như hai người nam nữ yêu nhau thề hẹn ngày đêm, giờ phải xa nhau cảm giác nhớ nhung khắc khoải khôn nguôi.

Mùa đông thường thể hiện sự lạnh giá rét buốt, tác giả đã vô cùng tinh tế khi so sánh nỗi nhớ của mình với vùng đất Tây Bắc như đông về nhớ rét, nếu mùa đông mà không có mưa phùn thời tiết không rét buốt thì không thể nào gọi là mùa đông. Những hình ảnh vô cùng sinh động tươi đẹp chim rừng trong mùa xuân thay lông thắm biếc…Đó là hình ảnh vô cùng độc đáo thi vị.

Chính tình yêu trong tâm hồn con người làm cho vùng đất tuy không phải quê hương của mình nhưng lại cảm thấy nhung nhớ, da diết, thể hiện sự gắn bó thân thuộc gần gũi. Chính vì có tình yêu làm đất lạ hóa thành quen.

Nhờ có tình yêu trong tim mà dù có đi đâu ở đâu thì con người cũng cảm thấy như nơi đó vùng đất đó chính là quê hương, là người thân của mình. Tác giả Chế Lan Viên đã gửi tới người đọc một triết lý sống thật sâu sắc thể hiện tinh thần quyết tâm ra đi cống hiến sức mình của những người chiến sĩ sau khi giải phóng, đi xây dựng những vùng kinh tế mới, xây dựng quê hương giàu mạnh tươi đẹp hơn.

Các em có thể xem nhiều bài văn mẫu hay trong chương trình lớp 12 tại đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *