Đề bài: Bình giảng đoạn thơ mở đầu bài thơ “Tâm tư trong tù” của Tố Hữu
Bài làm
Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi
Bài thơ Tâm tư trong tù được tác giả Tố Hữu viết vào năm 1939, khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược với chính sách khai hóa văn minh mị dân của chúng. Vua Khải Định đã nhanh chóng đầu hàng bắt tay với giặc biến dân Việt Nam thành thuộc địa của Pháp.
Tố Hữu là một nhà chính trị, một nhà trí thức tiểu tư sản yêu nước , ông sớm giác ngộ cách mạng và cảm nhận thấy sự mị dân lừa đảo của thực dân Pháp trong chính sách khai hóa văn minh giả dối kia. Nên ông có tham gia phong trào cách mạng nhằm phản đối thực dân Pháp ở Đông Dương.
Tháng 4/1939 Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam tại Huế trong một chiến dịch khủng bố càn quét những nhà hoạt động cách mạng ở Đảng Cộng sản.
Bài thơ Tâm tư trong tù thể hiện sự ngột ngạt, tấm lòng yêu nước kiên định của tác giả Tố Hữu với con đường mình đã lựa chọn. Thể hiện sự bức bối trong những ngày tháng bị giam ở nhà tù của người cộng sản kiên trung khi tuổi mới đôi mươi tràn đầy nhiệt huyết.
Cô đơn thay là cảnh thân tù!
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Khổ thơ này thể hiện sự oan ức, tủi phận cay đắng của tác giả chứ không phải tiếng kêu yếu đuối. Nó là tiếng kêu ai oán căm hận chế độ của thực dân Pháp như một lời tâm sự của tác giả khi phải sống cảnh tù đày vô lý này.
Đây là một tiếng kêu xác nhận một sự thật oan ức, cay đắng chứ không phải là tiếng rên của một kẻ hèn hạ, yếu đuối. Nhà thơ cũng đã từng tâm sự:
Tiếng kêu này thể hiện sự bất công của chế độ, tâm trạng luyến tiếc của tác giả với những ngày còn tự do bên ngoài được tung tăng bay nhảy, tham gia các hoạt động cách mạng phải đối chống lại thực dân pháp của chàng thanh niên 19 tuổi xuân xanh này.
tam tu trong tu
Cùng tâm trạng ở tù oan ức, cảm thấy bực bội bởi chế độ vô lý, tác giả Hồ Chí Minh cũng đã từng viết trong tập thơ Nhật ký trong tù của mình những câu thơ sau:
Xót mình giam hãm trong ngục tù
Chưa được xông ra giữa trận tiền
Trời xanh cố ý hãm anh hùng
Cùm xích tiêu ma tám tháng ròng
Tấc bóng nhìn vàng đau xót thực,
Bao giời thoát khỏi chốn lao lung.
Sự khát khao tự do, khát khao được cống hiến được hòa mình vào cuộc đấu tranh của quê hương đất nước khiến cho tác giả cảm giác tù túng, bức bách, ở trong tù nhưng tâm trạng của tác giả Tố Hữu không hề cảm thấy an phận hay chịu đầu hàng thực dân Pháp, mà ông vẫn nghe ngóng tình hình bên ngoài đang xảy ra như thế nào:
Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ớ ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!
Tác giả lắng nghe những âm thanh của cuộc sống bên ngoài nhà tù qua bức tường ngăn cách khắc khổ, thể hiện sự náo nức, khát khao được ra ngoài của tác giả Tố Hữu.
Hai từ rạo rực, náo nức thể hiện tâm trạng bức bối, bồi hồi mong ngóng chờ đợi được ra ngoài của tác giả. Thể hiện sự giam hãm vô lý của nhà tù thực dân Pháp dành cho tác giả là vô cùng phi lý. Tác giả thể hiện nghệ thuật tạo hình biểu cảm trong mỗi câu thơ của mình.
Tác giả thể hiện Khát khao được tự do, được tung cánh tác giả như một chú chim bị giam hãm trong lồng và mơ ước một ngày được sổ lồng bay cao. Câu nói ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu thể hiện ước mơ tự do cháy bỏng của tác giả khi bị giam hãm tại nhà tù.
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi ….
Điệp từ nghe được tác giả Tố Hữu sử dụng làm tăng thêm sự tinh tế cho những câu thơ. Hai câu thơ này thể hiện sự xuất hiện của con người trong câu khổ thơ này. Thể hiện tâm trạng của người cách mạng khi lắng nghe âm thanh của thế giới bên ngoài vô cùng sinh động náo nức. Nó càng làm tăng sự bức bối của tác giả.
Bài Tám tư trong tù là bài thơ đặc sắc của tác giả Tố Hữu thể hiện sự nôn nóng muốn được bay nhảy được ra ngoài tham gia những hoạt động đấu tranh của tác giả, tinh thần dù gian nan nhưng không bao giờ lùi bước. Giặc Pháp chỉ bắt giam được thể xác của tác giả, nhưng không cầm tù được tâm hồn.
Bài thơ thể hiện sự tinh tế, tinh thần quyết tâm của người chiến sĩ trẻ trong con đường cách mạng thiêng liêng mà mình đã chọn, không có gì làm họ lung lay ý chí, lòng kiên định. Bài thơ thể hiện sự vô lý của thực dân Pháp khi biến nước ta thành thuộc địa rồi vô cớ tìm cách bắt bớ những người dân yêu nước.