Văn Mẫu Lớp 12: Phân tích truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải

Bài làm

Tác giả Nguyễn Khải là một nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Ông để lại nhiều tác phẩm hay gây được tiếng vang trong diễn đàn văn học của nước nhà.

Trong đó, tác phẩm “Mùa lạc” là một tác phẩm điển hình của tác giả được ông viết trong những năm khi miền Bắc nước ta đang bước vào giai đoạn xây dựng cuộc sống mới. Đồng thời là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến Miền Nam trong sự nghiệp giải phóng thống nhất nước nhà.

Phân tích truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải

Truyện ngắn “Mùa lạc” được tác giả Nguyễn Khải viết vào năm 1960 lúc này bối cảnh lịch sử của dân tộc ta có chút đổi thay. Đất nước ta tạm thời chia cắt thành hai miền Nam- Bắc với hai chế độ chính trị khác nhau từ vĩ tuyến 17. Trong đó, Miền Bắc bước vào thời kỳ giải phóng xây dựng xã hội chủ nghĩa, còn Miền Nam vẫn dưới chế độ thống trị của đế quốc Mỹ do Ngô Đình Diệm đứng đầu.

Truyện ngắn xoay quanh cuộc đời nhân vật Đào người phụ nữ bị cuộc đời chối bỏ. Đào là người có cuộc sống long đong lận đận, năm 17 tuổi Đào đi lấy chồng những tưởng cuộc sống yên bề gia thất nhưng chồng Đào lại là người chơi bời lêu lổng, ham mê cờ bạc rượu chè.

Rồi anh ta bỏ theo gái vào Miền Nam đi biệt tích mất mấy năm trời. Đào ở quê nhà một mình lam lũ chờ chồng, tìm kế sinh nhai. Tưởng chồng đi mất tích không bao giờ về nữa, nhưng rồi một hôm anh ta trở về tìm Đào mong nối lại duyên xưa. Đào rộng lòng tha thứ cho người chồng bội bạc đó, những tưởng hạnh phúc từ này đã mỉm cười khi cô có thai rồi sinh hạ được một cậu con trai kháu khỉnh bụ bẫm.

Nhưng chẳng bao lâu sau chồng Đào qua đời, đứa con trai hai tuổi cũng bỏ chị mà ra đi vì dịch bệnh. Đào tay trắng vẫn hoàn tay trắng, chị lang thang đi buôn hết tỉnh này tới tỉnh kia, từ Lạng Sơn, cho tới Cảm Phả, chị đi khắp nơi buôn bán mưu sinh, “Đòn gánh trên vai tối đâu là nhà, ngã đâu là giường…

Phân tích truyện ngắn “Mùa lạc” của Nguyễn Khải

Mùa lạc của Nguyễn Khải

Nhiều lần bị ốm nằm nhờ nhà người quen Đào cũng thèm có một gia đình có mái ấm gia đình để buổi tối cả nhà quây quần bên nhau. Ước mơ như vậy quá giản dị, nhỏ nhoi nhưng với Đào thật xa xỉ, viển vông.

Rồi Đào tìm tới với nông trường Điện Biên, khi tết âm lịch qua chừng nửa tháng. Trước khi lên đây, Đào chỉ mong tìm một chốn mới để quên đi cuộc đời đau khổ đã qua, còn những ngày tháng tương lai ra sao chị cũng không cần biết, không quan tâm tới.

Đào lên nông trường với tâm thế của một kẻ chán đời, thường xuyên ganh ghét đố kỵ với hạnh phúc của người khác. Vì ganh ghét nên Đào có tâm lý đáp trả với những ai trêu đùa mình, đem mình ra để chọc ghẹo. Đào mới 30 tuổi nhan sắc phai tàn theo năm tháng “Cái tuổi nó đuổi xuân đi”.

Mái tóc dài đen mượt ngày xưa giờ đã ngả màu đỏ khô như chết. Hai bên gò má nổi nhiều tàn nhang, những chiếc răng hơi hô cứ thi nhau đưa ra ngoài. Phải nói rằng Đào là phụ nữ nông dân thô kệch, những ngón tay của cô ngắn ngủn trong như những quả chuối mắn. Nhưng Đào hăng say lao động, Đào là con người của lao động. Cô làm việc rất nhiệt tình, nhanh nhẹn năng xuất bằng hai bằng ba người khác. Chính thái độ sống đó đã khiến cho Đào dành được nhiều tình cảm của mọi người trong nông trường.

Từ tâm lý tìm tới nông trường vì con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, nên Đào muốn bắt đầu một cuộc sống mới. Nhưng chính nơi đây, tại nông trường Điện Biên này cuộc đời Đào một lần nữa được hồi sinh.

Từ chỗ chán đời chỉ tìm niềm vui trong công việc, chỉ lao động mới cho cô cảm thấy hạnh phúc. Đào vô cùng nhanh nhẹn, khỏe mạnh như những thanh niên lực lưỡng. Chính sự chăm chỉ hay say làm việc của Đào lại khiến cho những con người đồng nghiệp nhìn cô bằng ánh mắt nể phục xen lẫn ngưỡng mộ.

Đào biết mình không đẹp, nên cô thường tự tin về ngoại hình của mình. Mỗi khi bị mọi người trêu đùa với thanh niên tên Huân một người con trai đẹp trai, cao to nhất nông trường trong lòng Đào cũng có chút xao xuyến rạo rực. Nhưng Đào là người có lòng tự trọng cô tự biết mình là ai, biết Huân đã dành tình cảm cho Duệ một cô gái nhỏ nhắn dễ thương trong nông trường. Chính vì vậy, mà Đào đã tìm cách tác thành cho đôi trẻ tới với nhau.

Cuộc sống lao động ở nông trường đã làm thay đổi cuộc đời Đào. Nó biến cô từ một người chua ngoa, đối đáp kiêu hãnh lại với những lời trêu chọc của mọi người, tới một con người cởi mở, biết hòa mình vào cộng đồng. Rồi từ đây cô đã tìm tới niềm vui thật sự trong cuộc sống, khi có tìm thấy hạnh phúc lứa đôi của riêng mình.

Trước kia cô chán sống, muốn vùi chôn cuộc đời thì nay Đào cần sống, thèm sống, những sức sống tiềm tàng được che giấu dưới về ngoài xù xì gai góc, thời gian đã được trút bỏ đi Đào trở thành con người hiền lành, dễ mến, thân thiện và đáng tin cậy của tất cả mọi người.

Ở nông trường Điện Biên này Đào đã nhận được lời tỏ tình cầu hôn của một ông chủ lò gạch tên Dịu, một người đàn ông góa vợ đã lâu. Những lời lẽ trong thư của anh Dịu đã là cho Đào cảm thấy xốn xang.

Cô như cánh đồng khô hạn chờ đợi một dòng nước mát êm đềm, nên khi nhận được lời cầu hôn bất ngờ đó Đào lâng lâng vui sướng, nỗi vui sướng âm ỉ, như dòng nước mát tưới cho những thớ thịt khô cằn theo thời gian. Đào như một mảnh ruộng cằn cỗi được tưới bởi cơn mưa rào của sự yêu thương.

Sự hồi sinh của Đào tại nông trường sau chiến tranh thể hiện sự tuyệt vời của cuộc sống mới cho con người ta quyền yêu, quyền mưu cầu hạnh phúc, giản dị nhưng rất cần thiết với đời người.

Bên cạnh sự hồi sinh của những con người làm việc tại nông trường Điện Biên thì sự sinh sôi nảy nở của ngô lạc màu xanh của thiên nhiên cây cỏ cũng là sự hồi sinh mới của quê hương đất nước sau chiến tranh. Đó chính là ẩn ý sâu xa mà tác giả Nguyễn Khải muốn gửi tới người đọc.

Các em có thể xem nhiều bài văn mẫu hay trong chương trình lớp 12 tại đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *