Văn Mẫu Lớp 12: Phân tích bài thơ Báo tiệp ( Tin thắng trận ) của Hồ Chí Minh

Đề tài: Phân tích bài thơ Báo tiệp ( Tin thắng trận ) của Hồ Chí Minh

Bài làm

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà văn một nhà thơ cách mạng tiêu biểu, mỗi tác phẩm của ông đều là một vũ khí chiến đấu, chĩa thẳng mục tiêu vào quân thù.

Bài thơ “Tin thắng trận” thể hiện cảm xúc vui mừng của tác giả khi quê hương có tin chiến thắng, thể hiện tình cảm của một người dân yêu nước, một người con gắn bó với mảnh đất quê hương của mình.

Một chiến sĩ khi ra trận đều mang trong lòng niềm tin, hy vọng vào một ngày mai chiến thắng. Chính vì vậy, khi nhận được tin thắng trận tâm trạng của tác giả vô cùng phấn kích vui vẻ.

“Nguyệt thôi song vấn thi hành vi
Quân vụ nhưng mang vị tố thi”
(Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau)

Hình ảnh ánh trăng đã xuất hiện trong thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh rất nhiều lần và mỗi lần lại là một cảm xúc khác nhau. Ánh trăng như người bạn tri kỷ đồng hành cùng Bác trên những chặng đường gian lao vất vả, khi thì bị bắt giam ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, khi thì là những ngày sống kham khổ lãnh đạo quân cách mạng ở Việt Bắc, rồi những chặng đường Trường Sơn đi cứu nước…ở giai đoạn nào ánh trăng của là người bạn tâm giao tri kỷ của Bác.

Phân tích bài thơ Báo tiệp ( Tin thắng trận ) của Hồ Chí Minh

Tin thắng trận- Hồ Chí Minh

Ánh trăng xuất hiện bất ngờ trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, ánh trăng vào không phải để mang tin thắng trận mà hỏi Bác thơ đã xong chưa. Bác trả lời việc quân bận quá chưa làm thơ được. Ánh trăng thể hiện sự tự nhiên như một người bạn thân thiết ghé thăm một người bạn cũ mà thôi.

Sự tái ngộ của người thi sĩ với ánh trăng đã trở thành quen thuộc, khiến cho ánh trăng cảm thấy mình không hề xa lạ với người bạn tâm tình này. Hai người bạn lâu ngày muốn gần gũi hàn huyên tâm sự muốn thi thố đối ẩm thơ ca. Nhưng Bác xin khước từ bởi “Việc quân đang bận xin chờ hôm sau”, với một người lãnh đạo, đứng đầu toàn ba quân mang trọng trách trên vai vô cùng nặng nề như Bác thì việc quan là việc ưu tiên hàng đầu, là việc mà mang phải làm và đặt nó lên trên tất cả.

Còn những việc khác đều là thứ yếu, những lời nói chân thành cảm động của tác giả với người bạn tâm tình của mình, thể hiện tấm lòng trung kiên, vì nước vì dân của một người lãnh đạo, cống hiến phục vụ hy sinh mình cho dân cho nước mà quên đi cả những niềm vui nho nhỏ là làm thơ và thương nguyệt.

Phân tích bài thơ Báo tiệp ( Tin thắng trận ) của Hồ Chí Minh

Trăng và người đã là tri kỷ tất sẽ hiểu và thông cảm cho nhau về những chậm trễ mà người không thể thưởng thức ánh trăng và làm thơ được. Xin người bạn thân thiết của mình hãy lượng thứ mà chờ đợi vào một dịp khác thuận tiện hơn.

Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng
Chính thị liên khu báo tiệp thì”
(Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về)

Trong sự bận rộn bởi việc quân việc nước khiến cho tác giả quên mất cả việc viết thơ thưởng trăng, thú vui tao nhã trong mỗi lúc người cao hứng, thư thái. Thì bất chợt một tiếng chuông báo làm cho Bác giật mình tỉnh giấc thu, ra khỏi những suy nghĩ miên man của mình. Đó chính là tin chiến thắng của trận địa tiền tuyến gửi về. Một niềm vui khôn tả, khiến cho tác giả hoàn toàn bừng tỉnh. Trong niềm vui của tin thắng trận vầng trăng như muốn chia sẻ cùng Bác sự vui mừng, sung sướng này.

Bác Hồ của chúng ta là một nhà lãnh đạo, một nhà chính trị đại tài của dân tộc Việt Nam. Người đã đưa người dân lao động giai cấp vô sản thoát khỏi con đường cần lao tăm tối. Nhưng trước khi là một nhà lãnh đạo, một nhà chính trị thì người là một con người bình thường bằng xương bằng thịt, có những niềm vui nỗi buồn của riêng mình. Trước tin vui thắng trận báo về khiến người vô cùng mừng rỡ không kìm chế được cảm xúc tác giả đã viết bài thơ “Tin thắng trận” để bày tỏ cảm xúc của mình.

Các em có thể xem nhiều bài văn mẫu hay trong chương trình lớp 12 tại đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *