Văn Mẫu Lớp 12: Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến

Đề bài: Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến

Bài làm

Quang Dũng là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp cứu nước. Ông có phong cách thơ đậm chất trữ tình lãng mạn. Bài thơ “Tây Tiến” là một bài thơ hay khắc họa hình ảnh người chiến sĩ cụ Hồ vô cùng anh dũng, kiên cường nhưng có nhiều nét độc và lạ. Trong thơ của Quang Dũng có cả chất nhạc chất thơ, chất họa ở trong đó. Tác giả đã khắc họa lên một tượng đài bi tráng là nên một bài thơ bất tử

Bài thơ được chia làm nhiều phần khác nhau trong đó là tình cảm da diết nhớ thương của tác giả dành cho chiến trường những nơi mình đã đi qua. Những nơi mà đồng đội của các anh đã nằm xuống anh dũng hiên ngang, khi đang độ tuổi đôi mươi vẫn còn chưa biết yêu thương là gì, vẫn còn mơ mộng “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

Đoạn thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” thể hiện sự khó khăn, vất vả của người lính trên con đường hành quân ra trận của mình. Thể hiện những nhọc nhằn vất vả trong đời lính của những người con trai mới hôm nào vẫn còn cầm sách bút tới trường, tay còn chưa quen cây súng. Nhưng vì đất nước, vì quê hương vẫy gọi mà các anh đã “Xếp bút nghiên lên đường đi chiến đấu. Mà hồn phơi phới dậy tương lai”

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Đoạn thơ khắc họa lên hình ảnh chiến trường gian khổ, nơi có sự đóng quân của binh đoàn Tây Tiếng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Đoạn thơ đã lột tả những gian lao, cực nhọc mà người lính trải qua, thể hiện một cách chân thực, vô cùng sống động, không tô hồng cuộc sống của người lính, mà tả thực.

Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến

tây tiến của quang dũng

Rừng núi Tây Bắc vô cùng trùng điệp thể hiện sự gian lao, những núi non hiểm trở là nơi mà các chiến sĩ cách mạng chúng ta đóng quân để tránh sự càn quét truy đuổi của kẻ thù hùng mạnh.

Những ngày tháng ở rừng, ăn hang ở hốc người lính phải đối diện với rất nhiều thử thách, khó khăn rợn người như bệnh sốt rét rừng, rồi những căn bệnh ngoài da do thiếu điều kiện sinh hoạt, thiếu những thiết bị lương thực, gia dụng yếu phẩm…Thế nên có đoạn thơ Quang Dũng đã viết như sau:

Tây Tiến binh đoàn không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Những câu thơ thể hiện sự khó khăn vất vả của binh đoàn Tây Tiến trên con đường hành quân đánh trận của mình.

Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập giữa “Dốc lên” và “dốc xuống” thể hiện sự trùng điệp, hùng vĩ của núi rừng liên tiếp nhau. Đi hết ngọn núi này tới ngọn núi khác lên thác xuống ghềnh của những người chiến sĩ cách mạng.

Trong đường hành quân sự hoang sơ của núi rừng Tây Bắc, sự lạnh lẽo của cây rừng khiến cho người lính nhiều lúc lên cao, sương lạnh bao phủ cảm thấy rằng đầu súng, của mình có thể chạm tới trời xanh. Hình ảnh “heo hút cồn mây súng ngửi trời” thể hiện sự oai hùng cũng như chất trữ tình lãng mạn trong thơ của Quang Dũng.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Câu thơ thể hiện sự đối lập lên và xuống thể hiện chặng đường gian lao, nguy hiểm rình rập với những người chiến sĩ Tây Tiến. Nhưng trong cuộc hành quân vội vã ấy những người chiến sĩ vẫn thấy chất trữ tình lãng mạn trong con người. Hình ảnh nhà ai Pha Luông mưa xa khơi, là hình ảnh vô cùng thú vị độc đáo. Câu thơ toàn thanh bằng thể hiện chất nhạc, chất họa, trong đó làm cho người đọc cảm thấy thú vị, lâng lâng cảm giác bay bổng nhẹ nhàng.

Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến

Giữa núi rừng hoang vu, khi người lính leo lên tới đỉnh nhìn xuống thấy những ngôi nhà sàn qua màn sương mờ giăng phủ, những giọt mưa nhẹ nhàng rơi xuống, khiến cho những ngôi nhà của người dân tộc nơi xa xa dường như đẹp lạ kỳ tưởng một chốn bồng lai tiên cảnh.

Tác giả Quang Dũng là bậc thầy của việc sử dụng ngôn ngữ, bởi không chỉ là một nhà thơ mà tác giả còn là họa sĩ, nhạc sĩ. Chính vì vậy, trong thơ của ông thường có tính âm nhạc, tình hội họa tạo nên một bố cục hài hòa cân đối, đọng lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc độc đáo thú vị, vì phong cách đặc biệt này.

Đoạn thơ miêu tả, khắc họa lại đoạn đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong những trận chiến anh hùng, thể hiện vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc. Thiên nhiên của vùng đất Tây Bắc vô cùng hoang sơ nhưng cũng đẹp diệu kỳ khiến cho nhiều người không thể nào quên được.

Các em có thể xem nhiều bài văn mẫu hay trong chương trình lớp 12 tại đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *