Văn Mẫu Lớp 12: Phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương

Đề bài: Phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương

Bài làm

Tác giả Huy Cận được mệnh danh là một tác giả có khả năng đi chắp nối, nhặt nhạnh những nỗi sầu của nhân gian. Trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận người ta gặp một nỗi buồn bơ vơ, cảm thấy con người chợt bé nhỏ giữa bao la vũ trụ mênh mông rộng lớn.

Còn trong tác phẩm Các vị La Hán chùa Tây Phương người đọc gặp một nỗi buồn trong tâm hồn. Sự đồng cảm sâu sắc giữa tác giả và những người đi trước, những nỗi thống khổ của người xưa khi không tìm ra con đường giải phóng quê hương đất nước, con người khỏi nỗi khổ nhân loại.

Phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương

Trong Các vị La Hán chùa Tây Phương ta bắt gặp một hồng nhan tri kỷ đồng cảm sâu sắc với những bế tắc không tìm thấy lối thoát của nhân loại với những vị La Hán nơi đây, khi phải nghe mọi nỗi khổ trong nhân gian

Thông qua bài thơ ta cảm nhận được một tâm hồn thơ khắc khoải âu lo về những số phận con người luôn day dứt băn khoăn trước thời cuộc nhân sinh.

Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương

Khi con người tới với Phật giáo thường để nhẹ lòng thanh thản, trút bỏ những gánh nặng trong tâm trạng của chính mình. Nhưng Huy Cận khi tới chùa Tây Phương lại mang về một vẻ mặt đau đớn lo âu, vì những mảnh đời éo le ông gặp phải.

Há chẳng phải đây là xứ Phật?
Mà sao ai nấy mặt đau thương,

Tác giả Huy Cận tuy không phải là một nghệ nhân chuyên điêu khắc, tạc lên những pho tượng Phật nhưng ngôn ngữ của ông vô cùng sống động, gợi cảm, vô cùng sắc sảo, khi đã tạc lên hình ảnh những pho tượng phật vô cùng sinh động. Đây chính là cái tài, cái riêng tạo nên phong cách của nhà thơ Huy Cận.

Các pho tượng tuy mỗi người một vẻ mặt, một nét mặt riêng, nhưng tất cả, chung lại đều biểu hiện sự khắc khoải, đau khổ bi ai của một người muốn cứu nhân độ thế nhưng lại không thể làm gì cho con người, trước những mảnh đời khổ ải của nhân gian.

Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Trong hình ảnh bức tượng đầu tiên này tác giả đã khắc họa lên một hình đức Phật gầy gò, tiều tụy, thể hiện sự khổ hạnh tới tột độ khi thân hình chỉ như một xác ướp khô, còn da bọc lấy xương.

Hình ảnh chân tay của vị tượng La Hán này trần trụi khô héo, gầy đến độ người ta chỉ cần xô nhẹ thì bức tượng cũng đổ ghềnh. Tuy nhiên trong tấm thân gầy gò đó lại chứa những nỗi buồn, quá lớn chất chứa trong lòng khiến cho tâm hồn của đức Phật trở nên cằn khô, khổ hạnh, đôi mắt hằn sâu những nỗi suy tư lo lắng.

Phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng trong bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương

các vị la hán chùa tây phương

Bức tượng đó ngồi yên tĩnh lặng, bất động trước những bi ai, oán thán của nhân gian. Bức tượng đó ngồi đó nghe đủ mọi nỗi khổ của người xưa thể hiện sự đắm chìm trong những suy nghĩ miên man, đau khổ tột cùng, những nỗi day dứt, khi không làm được gì cho chúng sinh khiến ông không thể nào thanh thản mà trở nên khắc khổ.

Nếu như trong bức tượng thứ nhất thể hiện sự khổ hạnh, những ưu tư trong nét mặt của vị La Hán thì trong pho tượng thứ hai thể hiện sự vất vả , bó buộc tâm trạng muốn bứt phá muốn thoát ra nhưng không thể tự giải phóng cho mình khỏi thời cuộc, khỏi chế độ của vị La Hán cũng như những người dân trong chế độ Phong Kiến.

Có vị mắt giương mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Trong khổ thơ này miêu tả sự chuyển động một cách linh hoạt, dữ dội của pho tượng phật. Tác giả đã sử dụng một loại từ ngữ vô cùng giàu sức biểu cảm thể hiện sự tù túng, bức bối của pho tượng. Trong khuôn mặt của vị La Hán này mắt giương mày nhíu , thể hiện sự đau khổ tột độ vô tận, vầng trán hằn lên những nếp nhăn của những khổ ải trong kiếp người.

Hai bàn tay pho tượng nắm chặt những đường gân như muốn bật máu ra ngoài, mạch máu đang nung nấu một ý chí, quyết tâm thoát khỏi kiếp người bể khổ. Tất cả đều cảm thấy sự khát khao mạnh mẽ, sục sôi trong con đường tìm một lối thoát tìm đường sống trong nhân gian.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn.

Hình ảnh pho tượng này thể hiện sự cam chịu của những pho tượng cũng như số phận của những con người, những mảnh đời đau khổ trước cuộc đời bể đau khổ, vật vã. Ông không vận động, không muốn thoát khỏi tù túng mà ước mơ được đầu thai kiếp khác để được hưởng một cuộc sống thái bình tự chủ hơn. Nhưng đôi ta thì mở rộng lắng nghe những câu chuyện buồn trong xã hội, nghe nhiều càng cảm thấy đau đớn, bởi những tiếng kêu ai oán thê lương của những kiếp người trong xã hội

Tác giả Huy Cận đã vô cùng tài tình, tinh tế khi khắc họa đôi tai vô cùng to lớn, rộng dài khác thường của pho tượng Phật này thể hiện nỗi khổ của những con người phải lắng nghe nhiều nhưng không làm được gì, trằn trọc băn khoăn với bể khổ của nhân gian.

Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Trong khổ thơ này tác giả tập trung thể hiện miêu tả cả một quần thể tượng phật qua đó ông có thể bao quát cuộc sống của xã hội con người. Một xã hội đen tối nhiều khổ ải, bế tắc khiến cho người dân vô tội chịu nhiều đau thương mất mát.

Thể hiện một xã hội con người nhiều sóng gió, thể hiện sự đen tối của kiếp người u mê, không lối thoát.

Mỗi người một vẻ mặt con người
Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Trong khổ thơ này Huy Cận đã thể hiện sự giống nhau giữa các vị La Hán và những người dân sống trong xã hội. Mỗi người đều mang một nỗi sầu nhân tình thế thái riêng của mình, không ai là thoát trần thật sự, vì vậy trên khuôn mặt của họ đều thể hiện sự đau khổ, trầm luân của nhân loại chúng sinh.

Trên khuôn mặt mỗi pho tượng đều thể hiện sự chao đảo, đau đớn những nỗi sầu rất con người thì là sao mà tượng phật có thể thoát tục cứu nhân độ thế.

Họ đều mang những bi kịch riêng của mình ngả nghiêng quay theo bốn phương, tám hướng như thế muốn hỏi trời cao những câu hỏi không lời đáp. Cho nên trên khuôn mặt sự đau khổ càng rõ nét, sâu đậm hơn.

Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp.

Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quàn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng sinh.

Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng siêu thoát vĩnh viễn các bức tượng phật còn nhìn lại phía sau nhìn con cháu với tấm lòng bi thương ai oán, thế rồi trong phút cuối cùng đó họ không biến được thành phật vì tâm hồn của họ còn nặng gánh đời, nặng nợ những nỗi buồn của con người vạn kiếp.

Các bức tượng đã ngồi yên trong nhiều thế kỷ , những bức tượng tưởng như vô tri đó lại lắng nghe rất nhiều tâm sự, nhiều mảnh đời đau khổ éo le. Nhìn thấy những giọt nước mắt của kiếp người đau khổ, khiến họ cảm thấy sự bất lực lớn lao trong mình, khi không thể nào có đủ tài phép để cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh.

… Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau
Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.

Những bức tượng phật đau đớn vì nghịch cảnh giữa cuộc sống tưởng chừng như là cõi thần tiên là nơi mà thanh thản thoát tục thì con người vẫn luôn đau khổ. Sự đau khổ của con người khiến cho đức phật cảm nhận sâu sắc, cảm thấy mình không là tròn chức trách nhiệm vụ, không mang đến sự hạnh phúc cho chúng sinh như nhiệm vụ của mình khi tới với cuộc đời.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tăm can vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu.

Trong khổ thơ này thể hiện sự tương đồng giữa những pho tượng phật với cha ông ta hồi xưa trong những nỗi buồn chúng sinh, nỗi buồn nhân tình thế thái “Đau đời nhưng có cứu được đời đâu” thể hiện sự bất lực của con người xưa, những người có ý chí, có tư tưởng tiến bộ, muốn có một cuộc cách mạng cho kiếp sống khổ ải của con người trong chế độ cũ.

Những mơ ước khát khao nhằm giải phóng con người qua bể khổ, nhưng tất cả đều bế tắc không thành hiện thực khiến họ ôm hận ngàn thu

Bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” có cảm hứng từ các pho tượng phật chùa Tây Phương, nhưng lại mang nỗi khổ của chúng sinh những tâm tư, nguyện vọng của người dân trong cuộc sống bế tắc xưa kia.

Bài thơ thể hiện sự tinh tế của tác giả Huy Cận trong nghệ thuật miêu tả các pho tượng phật, trong nghệ thuật ẩn dụ, so sánh để làm nổi bật lên cái hay cái đẹp của bài thơ.

Các em có thể xem nhiều bài văn mẫu hay trong chương trình lớp 12 tại đây:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *